Tham gia quân đội trong kháng chiến chống Pháp Lữ Giang

Tháng 3 năm 1946, Tỉnh ủy biệt phái ông sang Quân đội, giúp việc cho ông Chu Văn Biên - Chủ nhiệm Tham mưu Khu 4. Từ 8 năm 1946 đến tháng 8 năm 1949 ông được chuyển sang Phòng chính trị làm Trưởng ban Văn hóa (sau đổi là Ban Tuyên truyền Giáo dục), rồi làm Trưởng phòng Chính trị Khu 4, đồng thời được chỉ định vào Quân khu ủy Khu 4.

Trong thời gian công tác lại Khu 4 (sau này đổi thành Liên khu 4), ông đã lần lượt đảm nhiệm các công tác:

Hội nghị chính trị viên toàn quân năm 1948 - Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các chính trị viên Ông Lữ Giang - Ông Lê Hiến Mai - Ông Hồng Sơn và các chính trị viên trên toàn quốc

Chính trị ủy viên (nay gọi là Chính ủy) Phân khu Bình Trị Thiên[3].

Sắc lệnh năm 1948 của Hồ Chủ Tịch cử ông Lữ Giang( Nguyễn Trương Bờn) làm chính trị ủy viên Ông Lữ Giang và ông Vương Thừa Vũ tại căn cứ Ba lòng - Mặt trân Bình Trị Thiên - Ảnh gia đình cung cấpBộ tư lệnh phân khu Bình Trị Thiên năm 1948. Ông Lữ Giang - Trần Quý Hai - Hà Văn Lâu - Trần Văn Quang..Ảnh gia đình cung cấp.

Chính ủy Trung đoàn 9 - Liên khu 4 (sau này thuộc Sư đoàn 304), Chính ủy Trung đoàn 101 - Liên khu 4 (sau này thuộc Sư đoàn 325), Trưởng phòng Chính trị Đại đoàn 304 (nay là Sư đoàn 304).

Ông Lữ Giang, Trần Quý Hai và các đồng chí chỉ huy E, D 101 tại Liên khu 4 trước điện Gia Thành- Thừa Thiên Huế ngày 16/11/1948. Ảnh gia đình cung cấpÔng Lữ Giang, Ông Nguyễn Sơn Tư lệnh liên khu Bốn và các cán bộ liên khu năm 1948-1949 - Ảnh do gia đình cung cấpBan lãnh đạo hiệu ủy trường Chính trị quân sự buổi sơ khai tại chiến khuẢnh ;Báo Quân đội Nhân dân

Năm 1951 Trường Chính trị trung cấp Quân đội nhân dân Việt Nam (tiền thân của Học viện Chính trị ngày nay) ra đời. Ông được cử làm Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Giáo dục, rồi Phó Giám đốc nhà trường[4].